LONG AN - GSM
Wellcom to LONG AN - GSM ! Chúc bạn ngày mới may mắn và thành công!

Join the forum, it's quick and easy

LONG AN - GSM
Wellcom to LONG AN - GSM ! Chúc bạn ngày mới may mắn và thành công!
LONG AN - GSM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Motorola giành lại vị trí thứ 2 trên thị trường ĐTDĐ

Go down

Motorola giành lại vị trí thứ 2 trên thị trường ĐTDĐ Empty Motorola giành lại vị trí thứ 2 trên thị trường ĐTDĐ

Bài gửi  Admin Fri Apr 30, 2010 2:22 pm

Cứ khoảng giữa tháng 6 hàng năm, đảo quốc Singapore lại là tâm điểm của giới CNTT nhất là truyền thông di động khu vực châu Á - Thái Bình Dương bởi sự kiện - CommunicAsia. Hầu hết các tên tuổi lớn tham gia triển lãm CommunicAsia 2005 đều giới thiệu các sản phẩm điện thoại di động (ĐTDĐ) thế hệ thứ 3.

Vẫn như hàng năm, gian triển lãm của Samsung, Panasonic và Sony Ericsson... luôn nổi bật nhất. Tuy nhiên, hoành tráng nhất tại CommunicAsia 2005 lại là Motorola. Không chỉ có ĐTDĐ mới mà các sản phẩm khác có liên quan đến truyền thông di động như linh kiện dành cho ĐTDĐ, các dịch vụ nội dung, dịch vu mạng... cũng được giới thiệu tại đây. Và không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm mà một loạt các sự kiện khác dành cho giới truyền thông trong khu vực cũng đã được Motorola tiến hành ngay tại Singapore Expo trong ngày khai mạc CommunicAsia 2005.

Rõ ràng, người khổng lồ này đang thực hiện các bước đi dài để trở lại thị trường khu vực sau một thời gian im hơi lặng tiếng.
Soạn: AM 509613 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Motorola đang trở lại.

Chuyển hướng đầu tư vào thiết kế

Một sáng thứ sáu trên tầng 26 của trung tâm thương mại Chicago, một nhóm thiết kế của Motorola Inc chăm chú nhìn và bàn luận về kiểu dáng ĐTDĐ. Rồi vị Tổng giám đốc Edward J. Zander bước vào một cách lặng lẽ và tập trung vào các mẫu thiết kế đã trình trước đó trên bàn của ông. Tất cả các thiết kế mới này đều theo kiểu QWERTY mà điểm nhấn là cấu trúc bàn phím mới. Mục đích là nhằm cạnh tranh và vượt lên bằng được loại ĐTDĐ BlackBerry đang được ưa chuộng.

Đã rất lâu nay, những động tác như vậy đã trở nên quen thuộc với Zander và các cộng sự của ông. Sản phẩm của Motorola luôn được đặt bên cạnh sản phẩm mới nhất, được ưa chuộng nhất của các hãng khác để rồi những câu nói đầy xúc cảm bật ra: "Của chúng ta dài quá", "Có lẽ phải mỏng hơn tý nữa"...

Và rồi chúng được áp dụng ngay trên sản phẩm mới, một chiếc Motorola phải vượt trội hoặc ít ra cũng không bị lép vế. Ví dụ rõ nhất là việc Motorola vừa kiêu hãnh công bố kiểu dáng điện thoại di động 3G mới tại Hội chợ triển lãm viễn thông CommunicAsia 2005, mẫu điện thoại Motorola V1150 bật nắp vỏ sò được thiết kế với kiểu dáng thể thao và bàn phím chức năng tiện lợi như cho phép thực hiện cuộc gọi hình ảnh 2 chiều, dung lượng bộ nhớ khá lớn, có khả năng lưu trữ âm nhạc, game và quay phim trong nhiều giờ.

Không quên sở trường

Motorola nổi tiếng là hãng chú trọng tới kỹ thuật. Vài năm nay, hãng đã chuyển hướng: chú trọng tới thiết kế song song với việc duy trì thế mạnh kỹ thuật. Bên cạnh đó, các chuyên gia kỹ thuật điện thoại cũng vẫn được trọng dụng để duy trì sở trường của Motorola, điển hình là trường hợp Ronald G. Garriques. Chuyên gia kỹ thuật này hiện phụ trách thị trường châu Âu, nơi khách hàng coi trọng các chức năng kỹ thuật nhiều hơn kiểu dáng như ở châu Á.

Thêm vào đó, từ năm 1996 đến năm 2001, Motorola đã chi cho nghiên cứu và phát triển trên 20 triệu USD. Ở châu Á, Motorola có phòng nghiên cứu tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Singapore và Đài Loan để phát triển các kỹ thuật điện tử và thông tin tiên tiến.

Thu nạp nhân tài cho những kiểu dáng mới
Soạn: AM 509609 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một mẫu điện thoại không dây của Motorola.

Ban lãnh đạo công ty này đã không tiếc tiền thuê hàng loạt những nhân tài nhiều sáng kiến, trong đó có James Wicks, một Giám đốc điều hành tài năng có tiếng của Sony Corp. James Wicks hiện là trưởng bộ phận thiết kế ĐTDĐ của Motorola.

Một nhân tài khác là cựu Giám đốc điều hành Nike Inc, Geoffrey Frost, được bổ nhiệm vào vị trí trưởng bộ phận marketing mà nhiệm vụ quan trọng là thăm dò thái độ của khách hàng với các mẫu ĐTDĐ hiện có của Motorola và xu hướng kiểu dáng mới.

Bản thân Zander cũng giành tới nửa quỹ thời gian điều hành của mình để trực tiếp tham gia quá trình thiết kế. Ông cũng thường xuyên khuyến khích nhân viên của mình sáng tạo và sáng tạo không ngừng các mẫu dáng mới hợp thị hiếu.

Mục tiêu: vượt Nokia!

Và kết quả đã thể hiện rõ. Tại triển lãm nói trên, Motorola đã giới thiệu hàng loạt kiểu điện thoại mới thay vì chỉ một hai kiểu rất cũ kỹ như trước đây. Đó là những V360, V280, C117 và C157 nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn. Bên cạnh đó, hãng cũng có cơ hội công bố 3 sản phẩm mới sử dụng công nghệ GSM là Pebl V6, Slvr V8 và Black Razr V3. Theo dự kiến, các sản phẩm ĐTDĐ V1150, Pebl V6, Slvr V8 và Black Razr V3 sẽ có mặt trên thị trường trong quý III năm nay.

Năm nay Motorola đã không còn lép vế trước Nokia và Samsung nữa. Doanh thu quý II/2005 của đại gia Mỹ này đã tăng tới 17% so với quý trước, đạt 8,8 tỉ USD, trong đó lợi nhuận đạt 933 triệu USD trong khi năm ngoái, họ còn lỗ tới 203 triệu USD.

Với 18% thị phần ĐTDĐ thế giới, Motorola đã leo lên vị trí thứ 2 trong ngành này, chỉ còn kém Nokia, hiện đang nắm giữ 33% thị phần nhưng lại đang có dấu hiệu đi xuống. "Chúng ta đã là số 2, và nhiệm vụ quan trọng trước mắt là vị trí số 1", Zander luôn nói với nhân viên của mình như vậy.

Vài nét lịch sử hãng Motorola

Công ty Motorola được ông Paul V. Galvin thành lập năm 1928 dưới cái tên Galvin Manufacturing Corporation ở Chicago, Mỹ. Sản phẩm đầu tiên của công ty là thiết bị thay thế pin, giúp người sử dụng máy radio dùng pin có thể sử dụng nguồn điện nhà.

Những năm 1930, công ty rất thành công trong việc kinh doanh máy radio lắp trên ôtô có tên "Motorola", một từ ám chỉ âm thanh đang chuyển động. Cái tên này trở thành tên của công ty từ năm 1947.

Motorola hiện là một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về viễn thông, cơ sở hạ tầng không dây, các thiết bị băng thông rộng cùng các giải pháp điều khiển điện tử cho ngành công nghiệp xe hơi. Tính riêng thị trường thiết bị cầm tay dành cho người dùng cuối, hãng đang dẫn đầu tại các thị trường Bắc Mỹ, Trung Quốc và Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, mải mê tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng mới tại thị trường lớn như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Motorola lại lãng quên những thị trường viễn thông di động truyền thống và tiềm năng như Đông Nam Á. Theo số liệu từ Motorola, doanh số của tập đoàn này năm 2001 đạt 30 tỉ USD trên toàn cầu, trong đó bộ phận thông tin cá nhân (PCS) - bộ phận sản xuất máy điện thoại di động - chiếm khoảng 33% doanh thu của Motorola. Cũng trong năm này, Motorola đã đầu tư 4,318 triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển, tương đương với 12 triệu USD mỗi ngày. Thế nhưng tới năm 2003 doanh số của tập đoàn này chỉ đạt 27,1 tỉ USD.

Trong thập kỷ 90, Motorola là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm ĐTDĐ chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Giờ đây, những vị trí dẫn đầu tại thị trường này đang là các “đại gia” đến từ Phần Lan (Nokia) và Hàn Quốc (Samsung). Tuy nhiên, “người khổng lồ” Motorola cũng đang có những động thái mạnh mẽ nhằm tái chiếm lại thị trường Việt Nam.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 38
Join date : 29/04/2010
Age : 35
Đến từ : Thiên Đàng

https://longan-gsm.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết