LONG AN - GSM
Wellcom to LONG AN - GSM ! Chúc bạn ngày mới may mắn và thành công!

Join the forum, it's quick and easy

LONG AN - GSM
Wellcom to LONG AN - GSM ! Chúc bạn ngày mới may mắn và thành công!
LONG AN - GSM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Pan sạc V3-V3i

Go down

Pan sạc V3-V3i Empty Pan sạc V3-V3i

Bài gửi  NguyenManh92 Sat May 08, 2010 12:05 am

Hình vẽ trên là mô phỏng mạch sạc máy Motorola V3, được diễn giải như sau :
Pan sạc V3-V3i Contentmachsac120motoro
Điện áp từ bộ nạp ngoài qua cổng cắm J-USB vào máy và chia làm 2 nhánh:
Một vào chân T15-U900 báo cho hệ thống biết nguồn nạp đã được cắm điện để bộ so mẫu chọn trước kích hoạt chíp quản lý nguồn nạp trong U900 vào làm việc. Tại thời điểm này, nếu điện áp của BATT yếu hơn với mẫu chuẩn, chíp quản lý nguồn nạp sẽ xuất tín hiệu vận hành khối sạc làm việc. Mà trước hết là “đo” mẫu BATT xem nó phải được sạc bằng dòng khởi động là bao nhiêu mA/Vol, bằng cách so sánh áp-thực↔️dòng-thực của BATT với các tín hiệu bổ trợ như BSI, TEM: Qúa trình này chíp xử lý sẽ tự điều chỉnh những lỗi về dòng/áp sao cho chúng tỷ lệ với nhau. Nếu xuất hiện lỗi và tùy theo nặng nhẹ nó sẽ chọn 1 trong 3 giải pháp: Vẫn cấp nguồn cho máy hoạt động; cắt nguồn các khối tiện ích trong máy→chỉ cấp cho phần mạch Logic để hiển thị sạc trên LCD; hoặc cắt toàn bộ nguồn khi cắm nạp. Và nếu được thì U900 vận hành mạch sạc điện bên ngoài hoạt động.
Mạch điện ngoài của khối sạc làm việc như sau:
Điện áp qua Q954 là USB-PWR có DC lớn hơn 6 Vol, chia thành 3 nhánh:
- Nhánh 1 vào T16-U900 kích hoạt SW mở thông tín hiệu ra chân N13-U900 duy trì cho Q954 cấp nguồn vào các MOSFET trong hệ thống nạp BATT. Như vậy Q954 là FET cung ứng nguồn cho toàn mạch nạp bên ngoài và bên trong U900.
- Nhánh 2 và 3 tham gia cấp nguồn sạc vào BATT. Trong đó nhánh 2 vào Q958 bị giới hạn dòng bằng bộ đôi điện trở R958\\R959 và chịu điều khiển bởi độ rộng xung ra tại R15-U900. C958 nối chân R15 về nguồn dương nhằm xóa hiện tượng hiệu ứng nhớ áp tại máng , chống hiện tượng sạc giả sau khi đã rút sac khỏi ổ cắm. Nếu C958 bị dò, Q958 luôn mở nhỏ hơn bình thường, và quá nhỏ thì dẫn đến trung hòa áp trên D958, làm cho thời gian báo nạp bị ảo mặc dù BATT đã no . D958 làm nhiệm vụ phân chiều chống xung ngược tại thời điểm ngắt của Q958, nếu D958 bị dò, xung ngược pha từ Q950 lọt vào D-Q958 làm điện thế bị trung hòa, Q958 quá tải, gia nhiệt bất thường, để lâu sẽ chết và còn làm cho BATT không bao giờ đạt ngưỡng áp quy chuẩn. Bởi tuyến này làm nhiệm vụ cấp áp là chính nên việc bảo tồn hiệu điện thế trên A─K của D958 là cực kỳ quan trọng và tín hiệu khiển ra tại R15-U900 phải được mở sao cho tại D-Q958 phải luôn duy trì điện áp ổn định hơn 6VDC.
Riêng nhánh 3 sau khi được VR907-C907 ổn áp và lọc nhiễu, qua Q952 và Q950 thì trở thành tuyến cung ứng dòng nạp chính 3,65VDC cho BATT. Trong đó Q952 giữ vai trò giống như chiếc van điều tiết dòng cho Q950 mỗi khi nguồn vào và ra của mạch nạp có biến động.Q952 làm việc được là nhờ phân áp cực G qua R954 và xung từ D1-S1-Q952→Điện áp tại Q952 là một MOSFET kiểu tăng cường đối ngẫu hoạt động theo kiểu bù đẩy kéo và bởi vậy bất cứ một thay đổi nào về dòng dù nhỏ nhất tại đầu ra đều được nó phản ứng bằng sự hiệu chỉnh ổn định cả dòng và áp. Nó nhanh nhạy như vậy là nhờ mạch vòng hồi áp từ K-D952 vào chân 1-U901 và các cổng NAD trong U800 để cuối cùng vào G1-Q953 thông qua U912. D952 còn là phần tử chống trung hòa điện áp giữa D-Q952 và S-Q950 nhằm bảo vệ không cho chúng đối kháng nhau tại thời điểm mới cắm bộ nạp ngoài. R925 và R954 là hai mắt cung áp cho Q952-Q950 ; R1204 và R953 phân áp sự tắt dẫn máng S↔️D trong của cả 2 MOSFET đối ngẫu Q951 và Q953. Nếu hỏng 1 trong các điện trở này thì mạch ổn dòng không làm việc: Hoặc BATT bị quá nóng, nhanh đầy; hoặc quá nguội, lâu đầy. Và mạch hiển thị BATT không làm việc.
Tóm lại, mạch sạc điện máy MOTOROLAV3 bao gồm 2 nhánh hợp thành: Nhánh bù áp về Q958 và do tín hiệu từ R15-U900 điều khiển tạo thành và là nhánh cung áp, điện áp tại D-Q958 thường phải lớn hơn 6VDC. Nhánh bù dòng Q952→Q950, trong đó Q950 là MOSFET công suất, dòng ra trên Q950 phải đạt ít nhất là 100mA /3,65 VDC và giảm dần theo dung lượng trong BATT, nếu BATT thật đầy thì dòng tại đây gần bằng không và mạch nạp bị vô hiệu hóa, tất cả đều được C961 lọc bù trước khi vào BATT –Toàn bộ mạch hoạt động theo cơ chế bù dòng theo áp nên mạch dẫn không cần lớn do đó giảm đáng kể can nhiễu pha dương lọt vào tín hiệu điều khiển. Trong đó mạch so mức tỷ lệ do Q951 -Q953-R925-R954 thực hiện bằng sự giám sát của U800↔️U900 và toàn bộ nhánh này được gọi là nhánh cung dòng.
Khi sửa chữa phần sạc các máy Motorola, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
ω- Nguyên nhân BATT bị “yếu” là do quá trình “xả điện” trong nó đã xảy ra các phản ứng hóa điện làm “khoảng trống” giữa các hạt mang điện dần trở nên “rộng” hơn→trở kháng thì tăng─trở thuần thì giảm→ phản ứng tạo điện giữa các hạt trở lên “trì trệ” và “lì lợm” làm cho dòng chảy chung của nguồn suy yếu dù điện áp vẫn đủ. Việc nạp lại BATT chính là ta dùng dòng điện chảy ngược để “xén” bớt vật cản khơi rộng dòng chảy làm cho các hạt điện “xích lại gần nhau” hơn, tạo ra “thế và lực” mới cho chúng phản ứng nhanh hơn, nhiều hơn, phục hồi lại tốc độ và dòng chảy ban đầu cho BATT.
ω- Dòng nạp vào BATT của máy V3 do 2 nhánh điện hợp thành: Một nhánh qua Q950 là MOSFET cung cấp dòng nạp chính thông qua Q952 .Cả 2 nguồn này đều do Q954 cung áp từ bộ nạp ngoài và chúng đều là loại kênh P kiểu tăng cương, dòng điện luôn đi theo chiều S→D (vào cực S ra cực D ) và chịu sự điều khiển của IC nguồn U900 đồng thời với CPU-U800 thông qua cơ chế hồi tiếp so mẫu nhờ tín hiệu mẫu BATT (BSI-OWB) vào chân K11 và dòng + áp phản hồi kiểu cảm nhận gián tiếp vào chân R17-U900, và đây cũng chính là mạch vòng quan trọng nhất. Nếu mọi cố gắng sửa chữa không thành thì các bạn nên quan tâm đặc biệt đến 2 tín hiệu này.
-Bộ đôi R958-959 ngoài tác dụng hạn dòng cho Q958, nó còn là thành phần so áp rơi trên Q952-Q950 có tác dụng giống như một mạch phân áp cho BATT (qua mắt rẽ Q958-D958 ).
-D958 vừa có tác dụng nắn nhiễu và dẫn dòng vừa có tác dụng ngăn không cho dòng nạp từ BATT chảy ngược về máng Q958 làm trung hòa phân cực : Nếu áp tại D tăng, áp tại S không tăng→không có dòng chảy S→D- lúc này áp A-K D958 ≈ 0V→ nếu áp tại S bù kịp thì Q958 có xu hướng nóng lên dữ dội.
ω- Q952 giữ vai trò điều tiết dòng qua Q950 bằng mạch vòng hồi áp về chân 1-U901 nhờ D952. Áp tại đây tăng thì biên xung tại G-Q952 tăng theo làm cho S-D dẫn ít-Q950 thông dòng ít đi, và ngược lại. Nếu vì một sự cố nào đó mà áp hoặc dòng đặt tại S-Q950 lớn hơn mức mẫu thì xung vào R17-U900 cũng thay đổi theo buộc chíp xử lý phải hiệu chỉnh lại tín hiệu ra chân N15 điều khiển lại cho Q950 mở ít đi. Tóm lại tín hiệu điều khiển Q952 và Q950 là biến thể của mạch “kéo co”- nếu Q952 mở nhiều thì Q950 mở ít, và ngựơc lại Q950 mở nhiều thì Q952 mở ít- tạo nên sự “co giãn” không chế lẫn nhau giữa áp và dòng không cho dòng nạp vào BATT quá mạnh hoặc quá yếu. Đặc biệt là CPU sẽ căn cứ vào những thông tin “co giãn” tại đây sọan thảo thành nội dung hình ảnh thông tin lên màn hình thông qua đường báo về từ chân 3-U901→T17-U800 và mức nền nhờ B2-U912→C13-U800 (Midrate Ctrol-Kiểm soát cân bằng tỷ lệ).
Như vậy nếu có hiện tượng sạc giả thì mạch vòng hồi áp này là 1 nguyên nhân lớn gây lên.
Với nhánh này chúng ta phải chú ý nhiều đến Q950 là Mosfet công suất chính có kiểu hoạt động đặc thù là mở dòng tốc độ cao và chịu xung ngược lớn nhằm cung ứng cho BATT một dòng nạp ổn định, hiệu suất cao. Và chính vì vậy mà máng của nó luôn phải chịu các xung đột mạnh của dòng điện quá độ rất dễ làm cho cực nguồn và cực máng bị ngắn mạch- Để loại trừ hiện tượng này, bạn phải suy luận: Nếu Q950 gia nhiệt thì chứng tỏ Q958 mở quá nhỏ hoặc không mở, có thể do R958-959 bị tăng trị số, hoặc đứt 1 chiếc, C958 dò; BSI đưa về so mẫu bị sai do “pin” hỏng v.v..; Nếu Q950 quá nguội, thời gian nạp lâu hơn bình thường thì khả năng xung mở của Q952 quá lớn, áp GS-Q950 cao→ Q950 dẫn ít (Q950 là FET kênh P) , tải trên BATT bị giảm.Việc bù trừ áp ra trên Q950 còn phụ thuộc xung từ B17-U800 và áp hồi ngược tại K-D952 về chân 1-U901. Nếu vì lý do gì đó, không có MOSFET tương thích, bạn có thể loại bỏ một trong các Q950, Q954, Q958 ra ngoài và nối tắt S-D của chúng, tất nhiên có chúng thì vẫn hơn.
ω- Các Mosfet đều có độ khuyếch đại rất cao và nội trở rất thấp. Trong đó tiếp giáp S-D Q950-952-954-958 khi mở lớn nhất chỉ xấp xỉ 0,014 ôm nên dòng tổn hao rất thấp. Nếu phải thay thế nhất thiết phải tìm đúng chủng loại ( là các MOSFET rời trong khối nguồn các máy đời cũ ); nếu thay không đúng loại → dòng vào BATT luôn luôn bị hụt do bị tổn hao nhiều - Batt không bao giờ đầy.
ω- Lệnh điều khiển các MOSFET ngoài chỉ xuất hiện sau khi bộ sạc ngoài đã được cắm vào ổ điện an toàn, và phải có đủ 2 thành phần: DC là “tín hiệu” phân cực ; AC ( thể hiện bằng dạng xung) là tín hiệu mở cho dòng điện thông . Nếu UG-S dương thì MOSFET ngưng dẫn, mặc dù vẫn có xung tại G; UG-S càng âm S-D mở càng lớn, dòng cấp cho BATT càng nhiều. Không nhất thiết ngay sau khi cắm sạc mạch điện đã làm việc ngay- Có khi phải chờ một lúc lâu mới xuất hiện xung điều khiển bởi mạch BSI còn phải làm thủ tục trong chíp kiểm soát so mẫu và phải chờ nó chấp nhận, lúc này thông tin nạp điện mới thể hiện trên màn hình.
ω- BSI từ BATT chia thành 2 nhánh: 1 nhánh qua R1200 về chân K11-U900 vào bộ so mẫu tạo nối thông SW trong NAD để tham gia duy trì chế độ sạc điện; 1 nhánh nữa về W11-U800 để kiểm soát bảo an điều tiết và quản lý chung hệ thống. Nếu BSI tại đây không đúng chuẩn còn gây tra hiện tượng không nhận SIM, không bật được nguồn, thậm chí việc kết nối thoại thường xuyên gặp sự cố vô cớ...

Quy trình kiểm tra mạch sạc như sau:
Cho một pin tốt ( kể cả BSI và TEM cũng phải tốt ) vào máy, bỏ tụ C961 ra ngoài, khởi động bình thường→cắm sạc ngoài→đo áp vào tại đầu “dương” C954- nếu có DC>6,5V là tốt.
Ta kiểm tra tuyến phụ trước ( thường do tuyến phụ chết truớc mới làm quá tải tuyến chính) và do tuyến này chỉ có duy nhất Q958 nên phải đo áp tại S-Q958 trước; tại đây phải có DC lớn hơn 6,5Vol, nếu yếu hơn thì R958-959 đã tăng trị số, nếu nhỏ hơn 5 vol kèm theo R958-R959 nóng dữ dội thì chứng tỏ Q958 dẫn mạnh nguyên nhân có thể do xung khiển tại R15-U900 hụt biên, bạn phải “săm soi” kỹ R1200 và bản thân Q958 hoặc D958 đã hỏng, mạch in bị dò mát... Nếu dòng ra tại Anot D958 đạt trên 20 mA /6VDC là toàn bộ mạch phụ tốt. Nếu không có tỷ lệ này bạn phải kiểm tra mạch dẫn từ chân R15-U900 đến G-Q958; nếu vẫn không hết ta bỏ Q958 ra ngoài→Nối tắt S-D→Nếu mạch sạc tốt và có báo sạc thực thì coi như sửa xong.
Tương tự như vậy với việc làm tuyến chính: Tuyến này có chức năng cấp dòng nạp chính và ghim áp ra theo cơ chế “kéo co”. Trong đó Q952 là cái van, Q950 là công suất chính và bởi vậy chịu tải lớn hơn. Nếu mạch điện này hoàn hảo thì dòng đo được trên D-Q950 phải luôn lớn hơn dòng ra trên Q958. Nếu dòng qua Q958 không đạt ngưỡng là do Q952 mở yếu, nguyên nhân thường là mạch nối từ G về Q953 bị đứt, tiếp giáp S-D Q953 bị hở và bản thân Q953 hỏng. Nếu dòng qua Q950 lớn, dòng nạp vào “pin” lớn là do Q952 mở mạnh, nguyên nhân thường do R1204- R925-R954 bị tăng trị số hoặc SD-Q951 bị dò nặng.
Các bạn cần chú ý là mọi thay đổi về áp đều làm cho BATT tăng giảm nhiệt bất thường và màn hình hiện thị tình trạng nạp cũng bất thường... thì bạn mới nên “đụng” vào tuyến chính, đơn giản là vì nó có quan hệ trực tiếp với CPU- và phải quan tâm đến các đường dẫn của Q953 và Q951 vì chúng liên đới đến nhiều tuyến chức năng khác và trên tuyến này thì Q952 thường hay bị chết và làm liệt luôn khối sạc do U901 và khối chia nguồn trong U900 bị sốc điện.
Các linh kiện trong mạch nạp điện V3 tuy đã được chọn lọc nhưng không phải là nó không chết, thậm chí rất hay chết do mạch phải luôn làm việc với độ dốc dòng và xung lớn. Có điều phát hiện cụ thể cái nào hỏng thì không phải chỉ dựa vào các phép đo kiểm thông thường . Bởi khi ta kiểm tra tĩnh thì chúng đều tỏ ra rất tốt, nhưng khi có tải thì các linh kiện này mới “thoái hóa biến chất”, làm cho mạch điện bị liệt. Bởi vậy tôi khuyên các bạn nên thay thế luôn các linh kiên nghi hỏng theo thư tự: Q954, Q958, Q952, Q950, D958, R958-959, R1200, C958... cuối cùng là kiểm tra mạch in có đứt, dò không.
Cũng xin lưu ý thêm với các bạn: mạch sạc MOTOROLA V3 cũng giống như V3i, tuy mỗi máy có tăng giảm chút ít linh kiện cho phù hợp với thiết kế riêng, nhưng chúng đều có chung cơ chế hoạt động như mô tả bên trên. Khó khăn khi sửa chữa là phải xác định được đâu là tuyến chính, đâu là tuyến phụ- và chúng lại hay bị hỏng tuyến phụ hơn do chương trình bảo an của mạch quá nhạy cảm với môi trường, nhất là môi trường tĩnh điện và môi trường nhiệt.
Mô tả đường nguồn sạc chạy trên main máy V3
NguyenManh92
NguyenManh92
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 06/05/2010
Age : 31
Đến từ : Hỏi để làm gì? Địnk khủnq bố àk?

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết